Là một phần mềm lập trình plc LOGO của hãng Siemens. LOGO! Series 8 thay thế hai Series 6 và 7 và có đặc điểm là dễ sử dụng hơn, có nhiều đầu ra analog và digital hơn, đồng thời cải thiện hiệu suất. Tất cả các mô-đun logic mới LOGO! Series 8 sử dụng giao tiếp Ethernet, điều khiển từ xa và các chức năng truy cập từ xa, và cấu hình giao tiếp dễ dàng hơn. Các mô-đun logic LOGO! Series 8 có một thiết kế sáng tạo bao gồm tám mô-đun cơ bản mới (có và không có màn hình), được trang bị giao diện Ethernet và websever và có kích thước nhỏ gọn.chia sẻ đến anh em link download LOGO! Soft comfort v8.3 – Phần mềm lập trình PLC Logo và hướng dẫn cài đặt chi tiết.
Vào thư mục Windows, chạy file command setup để cài đặt. (Với MAC/Linux cũng tương tự)
Tiếp tục cài đặt cho đến khi hoàn thành.
Kết luận
Như vậy là đã chia sẻ đến anh em phần mềm LOGO! Soft comfort v8.3 – Phần mềm lập trình PLC LOGO. Hy vọng bài viết này hữu ích với anh em. Chúc anh em thành công!
Contactor (Công tắc tơ) hay còn gọi là Khởi động từ là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Thiết bị này khi học các bạn sẽ được học trong môn Khí cụ điện, QThang tổng hợp chia sẻ đến bạn nhưng kiến thức cơ bản và thực tế bạn cần biết và nhớ cho công việc của mình.
Ứng dụng của contactor
Để hiều đơn giản thì contactor được ứng dụng làm thiết bị đóng cắt trung gian. Bạn có thể xem ảnh bên dưới để hiểu rõ về cách ứng dụng của contactor.
Trong thực tế, điều khiển contactor thông qua relay trung gian để đảm bảo an toàn và đồ bền cho PLC.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của contactor
Về bản chất Contactor giống như một công tắc hay cầu dao nhưng thay vì đóng cắt bằng tay thì nó sẽ đóng cắt bằng điện.
Contactor gồm 3 phần chính là:
Nam châm điện
Tiếp điểm động
Tiếp điểm tĩnh
Ngoài ra còn có hệ thống dập hồ quang vì khi đóng cắt tiếp điểm sẽ sinh ra hồ quang làm cháy mòn dần các tiếp điểm
Nguyên lý hoạt động của contactor:
Khi cấp nguồn vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó thì lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín (lúc này lực từ sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Contactor bắt đầu trạng thái hoạt động.
Thông số cơ bản của contactor:
Dòng điện định mức: là dòng điện chảy qua tiếp điểm chính của contactor
Điện áp định mức: là điện áp đặt lên tiếp điểm chính của contactor
Điện áp định mức của cuộn hút: là điện áp cấp vào làm cho contactor hoạt động
Phân loại contactor
Theo nguyên lý truyền động: contactor kiểu điện từ, kiểu thủy lực, kiểu hơi ép, …
Theo dạng dòng điện: contactor xoay chiều và contactor một chiều
Theo kết cấu: người ta phân contactor dựa vào vị trí lắp đặt
Theo dòng định mức: 9A, 12A, 40A, 100A,… hoặc lớn hơn
Theo số cực: Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha, phổ biến nhất là contactor 3 pha
Theo cấp điện áp: Contactor trung thế, contactor hạ thế
Theo điện áp cuộn hút: Cuộn hút xoay chiều 220v hoặc 380v, cuộn hút DC 24V hoặc 48V…
Cách tính toán và lựa chọn Contactor
Đầu tiên, bạn cần lựa chọn theo thông số điện áp dùng để điều khiển contactor. Thường sẽ sử dụng sử dụng là: 24VDC, 220V, 380V, 24VAC, 110V.
Tính toán Contactor theo dòng điện
Việc chọn đúng contactor giúp bảo vệ contactor không bị hư hại khi sử dụng với với tải cảm có dòng khởi động cao như động cơ. Các tải thuần trở như trở đốt thanh gia nhiệt thường ít sử dụng contactor mà sử dụng SSR. Contactor chủ yếu sử dụng cho tải động cơ.
Chọn contactor cho động cơ 3 phase
P=√3UIcosφ ⇒ I = P/(√3Ucosφ)
Trong đó:
I là dòng động cơ sử dụng ( dòng định mức)
P là công suất động cơ (W), thông số này được gắn trên vỏ động cơ, nếu động cơ ghi là 1HP = 0.75KW = 750W. VD: 7.5HP = (0.75*7.5)kW = 5.6kW=5600W
U là điện áp đặt lên động cơ
Cosφ là hệ số công suất, ở VN hệ số công suất lưới điện là 0.8, nếu nhà máy của bạn không có tụ bù thì hệ số này có thể nhỏ hơn 0.8, nếu lấy điện qua sau biến tần invertor thì có thể lấy Cosφ = 0.96
Như vậy sẽ tính được dòng điện cần sử dụng
I = P/(√3*380*0.8) ≈ P/526.5
Nếu công suất được tính bằng KW thì dòng định mức ≈ Công suất định mức * 1.9
Ví dụ: động cơ điện 3 pha 380V công suất 2.2KW, hệ số Cosφ = 0.8
I = P/(√3*380*0.8) ≈ P/526.5 = 2200/526.5 = 4.2A
Vì dòng khởi động của động cơ thực tế có thể gấp 1-3 lần dòng định mức nên dòng khởi động Ikđ ≈ I*1.5 ≈ 4.2*1.5 ≈ 6.3A
=> thường không có contactor 6A nên ta chọn Contactor 9A
Chọn contactor cho động cơ 1 phase
P=UIcosφ ⇒ I = P/(Ucosφ)
Trong đó:
I là dòng điện động cơ sử dụng (dòng định mức)
P là công suất động cơ, tính bằng oát (W)
U là điện áp sử dụng được. Thường thì ở Việt Nam chỉ có động cơ 1 Pha 220V. Nên U=220V
Cosφ là hệ số công suất. Hệ số công suất ở đây vẫn là 0.8
Như vậy sẽ tính được dòng điện cần sử dụng
I = P/(220*0.8) ≈ P/176
Nếu công suất được tính bằng KW thì dòng định mức ≈ Công suất định mức * 5.68
Ví dụ: động cơ 220VAC, công suất 2.2KW, hệ số cosφ = 0.8 thì
I = P/(Ucosφ) = 2200(220*0.8) = 12A
Vì dòng của động cơ 1 phase thường lớn hơn rất nhiều đối với động cơ 3 phase cùng công suất nên hệ số khởi động thường x 1.2 ~ 1.5 lần. Vì vậy, dòng khởi động Ikđ = 12*1.5 = 18A
=> Chọn contactor 18A.
Kết luận
Trên đây là bài viết Contactor là gì? Cách tính chọn contactor phù hợp cho động cơ. Đây là kiến thức rất cơ bản nhưng cũng tương đối quan trọng khi làm việc thực tế. Chúc anh em thành công!
Bước 1 Đo kích thước mạch in đã in và cắt phíp đồng vừa với kích thước mạch in.
Bước 2 Sau khi cắt phíp đồng dùng giấy nhám chà sạch phíp đồng.
Bước 3 Lau sạch phíp đồng bằng cồn sau khi đã chà sạch.
Bước 4 Cố định mạch in trên mặt phíp đồng đã đánh sạch.
Bước 5 Là mạch in (Chú ý là đều tay và đều các góc cạnh để mực in bám đều trên mặt phíp đồng).
Bước 6 Sau khi là xong ngâm mạch in vào trong nước rồi bóc từ từ ra, ta được mạch in.
Bước 7 Đun nước nóng cho vào bột sắt rồi bỏ mạch vào lắc.
Cho bột sắt và nước nóng vào
Bỏ mạch vào ngâm và lắc đến khi mạch bị ăn hết đồng
Ta được mạch
Bước 8 Dùng búi cọ nồi chà sạch đường mực đang còn trên mặt phíp đồng.
Bước 9 Sau khi cọ sạch ta khoan mạch dùng mũi khoan thích hợp để khoan mạch. Mũi khoan cho linh kiện thông dụng từ 0,5-0,7mm, Mũi khoan cho cầu diode 1mm, tương tự ta chọn mũi khoan thích hợp để khoan
Bước 10 Sau khi khoan xong ta đã có mạch hoàn chỉnh.
Hôm nay mình cùng các bạn sẽ đi tìm hiểu một chủ đề khá thú vị. Không phải là các công nghệ cao siêu dùng trong IOT. Không phải là các giao thức truyền tải, giao tiếp mạng. Và cũng chẳng phải là chuyện bao lâu thì chúng ta sẽ bị gắn chíp sinh học biến thành siêu nhân tường tận mọi điều. Vấn đề hôm nay sẽ đơn giản thôi, như tiêu đề bài viết “Các thiết bị IOT kết nối internet như thế nào?”.
Chắc hẳn nói đến IOT (Internet Of Things – internet kết nối vạn vật) thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc các thiết bị, các vật sẽ được kết nối internet. Vậy các thiết bị đó kết nối với internet, kết nối với thế giới bên ngoài như thế nào? Các thiết bị đó kết nối với nhau ra sao? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.
Giới thiệu
Như chúng ta đã biết Các thiết bị IOT thông thường sẽ sử dụng các loại sóng không dây với đa dạng các loại khác nhau như wifi, bluetooth, Zigbee, RF, … Và không phải tất cả các thiết bị IOT nào cũng cần phải kết nối với internet. Trong bài viết này mình chỉ đề cập đến các thiết bị phải kết nối internet thôi nhé. Mục tiêu đầu tiên khi cài đặt các thiết bị này là làm sao để kết nối nó được vào môi trường internet.
Phân tích một chút nào.
Đối với thiết bị sử dụng sóng wifi làm phương thức truyền dẫn thì các thiết bị đó có thể kết nối với internet thông qua điểm truy cập wifi.Quá đơn giản chỉ cần nhập SSID và PASSWORD là xong. Nhưng mà hãy nhớ rằng các thiết bị IOT thông thường sẽ không có bàn phím và màn hình để nhập 2 cái thông tin ở trên vào. Chúng ta không thể cài đặt cứng cái SSID và PASSWORD vào trong chương trình như mấy bài trước được. Nhỡ chúng ta thay đổi mật khẩu cái wifi hoặc cầm đi chỗ khác để sử dụng thì sao? Vậy phải làm sao ta??…Đúng rồi, chúng ta phải kết nối nó với một thiết bị khác có bàn phím và màn hình để có thể nhập được 2 thông tin trên như cái máy tính hay cái điện thoại của mình chẳng hạn. Cách kết nối thế nào mình xin trình bày ở phần bên dưới.
Đối với các thiết bị sử dụng sóng không thể kết nối với mạng internet thì sao. Thì tất nhiên chúng không thể kết nối trực tiếp đến mạng internet được rồi. Mà phải kết nối gián tiếp. Chúng phải có một bộ chuyển đổi (gateway), liên kết chúng với hệ thống mạng có dây hoặc không dây rồi kết nối ra bên ngoài.
Các mô hình kết nối
Với sự khác nhau về thành phần trong hệ thống, các thiết bị và cách kết nối khác nhau mình sẽ chia hệ thống mạng IOT ra thành các loại mô hình kết nối đơn giản như sau:
Mô hình 1
Ở mô hình này, các thiết bị sẽ kết nối trực tiếp với gateway. Gateway sẽ có nhiệm vụ định tuyến, tiền xử lý dữ liệu và chuyển tiếp dữ liệu giữa 2 thành phần devices và server. Gateway thông thường sẽ kết nối với mạng internet bên ngoài bằng dây để đảm bảo đường truyền được ổn định nhất.
Với cách kết nối này thì các thiết bị truyền nhận dữ liệu với server là rất nhanh. Nhưng khoảng cách để truyền thì sẽ phụ thuộc vào công nghệ truyền tín hiệu mà thiết bị đó sử dụng. Trên thực tế sẽ có nhiều gateway để tăng tốc độ truyền tải dữ liệu cũng như mở rộng tầm hoạt động của hệ thống.
Mô hình 2
Ở mô hình này, các thiết bị vừa làm chức năng của thiết bị đầu cuối vừa có thể định tuyến cho dữ liệu gửi từ thiết bị khác về Gateway gốc. Gateway thì nó vẫn làm nhiệm vụ của nó. Như là một cậu bé liên lạc dễ thương. Gateway sẽ định tuyến, tiền xử lý dữ liệu và truyền nhận dữ liệu giữa các bên để giữ cho kết nối được thông suốt.
Các bạn có thể thấy. Đối với mô hình này thì các thiết bị có thế kết nối với khoảng cách cực xa. Bên cạnh đó thì độ trễ cũng là một vấn đề cần bàn tới. Khoảng cách xa thì độ trễ truyền nhận không thể nhỏ được phải không nào.
Mô hình 3
Mô hình này sẽ gần giống với mô hình 1. Điểm khác ở đây là sẽ không cần gateway nữa. Các thiết bị sẽ trực tiếp kết nối lên server trên cloud. Yêu cầu để các thiết bị có thể làm được điều đó là các thiết bị phải sử dụng công nghệ kết nối trực tiếp được vào mạng internet như sử dụng kết nối wifi, 2G, 3G, 4G, 5G,… Và như mình đã nói ở trên để cài đặt ban đầu cho các thiết bị này kết nối được mạng ta phải kết nối chúng với một thiết bị thông minh khác như điện thoại thông minh chẳng hạn. Sau đó cấu hình các cài đặt cần thiết để chúng có thể tự liên lạc được với thế giới đầy những điều thú vị ở bên ngoài.
Internet Vạn Vật, hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (tiếng Anh: Internet of Things, viết tắt IoT) là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là “thiết bị kết nối” và “thiết bị thông minh”), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.
Năm 2013, tổ chức Global Standards Initiative on Internet of Things (IoT-GSI) đinh nghĩa IoT là “hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ (điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp,”và với mục đích ấy một “vật” là “một thứ trong thế giới thực (vật thực) hoặc thế giới thông tin (vật ảo), mà vật đó có thể được nhận dạng và được tích hợp vào một mạng lưới truyền thông”. Hệ thống IoT cho phép vật được cảm nhận hoặc được điều khiển từ xa thông qua hạ tầng mạng hiện hữu, tạo cơ hội cho thế giới thực được tích hợp trực tiếp hơn vào hệ thống điện toán, hệ quả là hiệu năng, độ tin cậy và lợi ích kinh tế được tăng cường bên cạnh việc giảm thiểu sự can dự của con người.
Khi IoT được gia tố cảm biến và cơ cấu chấp hành, công nghệ này trở thành một dạng thức của hệ thống ảo-thực với tính tổng quát cao hơn, bao gồm luôn cả những công nghệ như điện lưới thông minh, nhà máy điện ảo, nhà thông minh, vận tải thông minh và thành phố thông minh. Mỗi vật được nhận dạng riêng biệt trong hệ thống điện toán nhúng và có khả năng phối hợp với nhau trong cùng hạ tầng Internet hiện hữu. Các chuyên gia dự báo rằng Internet Vạn Vật sẽ ôm trọn chừng 30 tỉ vật trước năm 2020.
Về cơ bản, Internet Vạn Vật cung cấp kết nối chuyên sâu cho các thiết bị, hệ thống và dịch vụ, kết nối này mang hiệu quả vượt trội so với kiểu truyền tải máy-máy (M2M), đồng thời hỗ trợ da dạng giao thức, miền (domain), và ứng dụng. Kết nối các thiết bị nhúng này (luôn cả các vật dụng thông minh), được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên tự động hóa trong hầu hết các ngành, từ những ứng dụng chuyên sâu như điện lưới thông minh, mở rộng tới những lĩnh vực khác như thành phố thông minh.
IoT là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
Khái niệm “the Internet of Things” do Kevin Ashton làm việc tại Procter & Gamble, sau này là MIT’s Auto-ID Center, giới thiệu vào năm 1999.
Thuật ngữ
Internet Vạn Vật (tiếng Anh, viết tắt: IoT) là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết (identifiable) cũng như chỉ sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc mang tính kết nối. Cụm từ này được đưa ra bởi Kevin Ashton vào năm 1999. Ông là một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu cho RFID (một phương thức giao tiếp không dây dùng sóng radio) cũng như một số loại cảm biến khác. IoT sau đó cũng được dùng nhiều trong các ấn phẩm đến từ các hãng và nhà phân tích.
“Vạn Vật”, trong khái niệm này, có thể hướng đến đa dạng thiết bị như máy theo dõi nhịp tim, máy phát đáp vi mạch sinh học trên gia súc, loài ctenoides ales sinh sống tại vùng nước ven bờ biển,xe hơi với cảm biến tích hợp, thiết bị phân tích ADN để quan sát môi trường/thức ăn/mầm bệnh, hoặc thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ lực lượng cứu hỏa trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Nhiều luật gia gợi ý “Vạn Vật” nên được xem là “một tổng thể không thể tách rời của phần cứng, phần mềm, dữ liệu và dịch vụ mạng”.
Khả năng định danh độc nhất
Điểm quan trọng của IoT đó là các đối tượng phải có thể được nhận biết và định dạng (identifiable). Nếu mọi đối tượng, kể cả con người, được “đánh dấu” để phân biệt bản thân đối tượng đó với những thứ xung quanh thì chúng ta có thể hoàn toàn quản lý được nó thông qua máy tính. Việc đánh dấu (tagging) có thể được thực hiện thông qua nhiều công nghệ, chẳng hạn như RFID, NFC, mã vạch, mã QR, watermark kĩ thuật số… Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại…
Ngoài những kĩ thuật nói trên, nếu nhìn từ thế giới web, chúng ta có thể sử dụng các địa chỉ độc nhất để xác định từng vật, chẳng hạn như địa chỉ IP. Mỗi thiết bị sẽ có một IP riêng biệt không nhầm lẫn. Sự xuất hiện của IPv6 với không gian địa chỉ cực kì rộng lớn sẽ giúp mọi thứ có thể dễ dàng kết nối vào Internet cũng như kết nối với nhau.
Ứng dụng
Theo Gartner, Inc. (một công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ), sẽ có gần 26 tỷ thiết bị trên IoT vào năm 2020. ABI Research ước tính rằng hơn 30 tỷ thiết bị sẽ được kết nối không dây với “Kết nối mọi thứ” (Internet of Everything) vào năm 2020. Theo một cuộc khảo sát và nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Dự án Internet Pew Research, một phần lớn các chuyên gia công nghệ đã hưởng ứng tham gia sử dụng Internet of Things với 83% đồng ý quan điểm cho rằng Internet / Cloud of Things, nhúng và tính toán đeo (và các hệ thống năng động, tương ứng)sẽ có tác động rộng rãi và mang lại lợi ích đến năm 2025. Như vậy, rõ ràng là IoT sẽ bao gồm một số lượng rất lớn các thiết bị được kết nối với Internet.
Tích hợp với mạng Internet có nghĩa rằng thiết bị này sẽ sử dụng một địa chỉ IP như là một định danh duy nhất. Tuy nhiên, do sự hạn chế không gian địa chỉ của IPv4 (cho phép 4,3 tỷ địa chỉ duy nhất), các đối tượng trong IoT sẽ phải sử dụng IPv6 để phù hợp với không gian địa chỉ cực kỳ lớn cần thiết Các đối tượng trong IoT sẽ không chỉ có các thiết bị có khả năng cảm nhận xung quanh, mà còn cung cấp khả năng truyền động (ví dụ, củ hoặc khóa điều khiển thông qua Internet). Ở một mức độ lớn, tương lai của Internet of Things sẽ không thể không có sự hỗ trợ của IPv6; và do đó việc áp dụng toàn cầu của IPv6 trong những năm tới sẽ rất quan trọng cho sự phát triển thành công của IoT trong tương lai.
Khả năng kết nối vào mạng của thiết bị nhúng với CPU, bộ nhớ giới hạn và năng lượng bền bỉ. IoT được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực.Hệ thống như vậy có thể có nhiệm vụ thu thập thông tin trong các thiết lập khác nhau, từ các hệ sinh thái tự nhiên cho các tòa nhà và các nhà máy, do đó việc tìm kiếm các ứng dụng trong lĩnh vực cảm biến môi trường và quy hoạch đô thị. Mặt khác, hệ thống IoT cũng có thể thực hiện các hành động, không chỉ cảm nhận mọi thứ xung quanh. Hệ thống mua sắm thông minh, ví dụ, có thể theo dõi thói quen mua người dùng cần ở một cửa hàng bằng cách theo dõi điện thoại di động của họ. Người dùng sau đó có thể được cung cấp các cập nhật trên sản phẩm yêu thích của họ, hoặc thậm chí là vị trí của các mục mà họ cần, hay tủ lạnh của họ cần. Tất cả đã tự động chuyển vào điện thoại. Ví dụ bổ sung các cảm biến trong các ứng dụng phản ứng lại với nhiệt độ môi trường, điện và quản lý năng lượng, cũng như hỗ trợ hành trình của các hệ thống giao thông vận tải.
Tuy nhiên, các ứng dụng của IoT không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực này. Trường hợp sử dụng chuyên ngành khác của IoT cũng có thể tồn tại. Một cái nhìn tổng quan về một số lĩnh vực ứng dụng nổi bật nhất được cung cấp ở đây. Dựa trên các miền ứng dụng, sản phẩm IoT có thể chia thành năm loại khác nhau: thiết bị đeo thông minh, nhà thông minh, thành phố thông minh, môi trường thông minh, và doanh nghiệp thông minh. Các sản phẩm và giải pháp IoT trong mỗi thị trường có đặc điểm khác nhau.
IoT có ứng dụng rộng vô cùng, có thể kể ra một số thứ như sau:
Hôm nay em xin chia sẻ với các bác về cách Flash firmware Tasmota cho con công tắc wifi Sonoff basic một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
Nói một chút về Sonoff (em hay đọc là S – On – Off), thì đây là một thương hiệu khá nổi tiếng ở VN cũng như trên thế giới. Đơn giản vì những sản phẩm của Sonoff có mức giá khá “bèo” so với trải nghiệm người dùng mà nó mang lại (Hiện tại trên tiki hay lazada đang rao bán mấy con Sonoff basic với giá dao động từ 100-120k). Và Sonoff cũng thuộc phân khúc nhóm các sản phẩm smarthome như Xiaomi, Yaris, Bkav, SmartZ, Asus, Smartthing (Samsung), v.v.. Tất nhiên thì mỗi hãng lại có một hệ sinh thái smarthome riêng, mỗi hãng đều có điểm mạnh, điểm yếu, đều có những sản phẩm có những chức năng đặc biệt mà hãng khác không có.
Vâng, sẽ chẳng có gì nếu nhu cầu của các bác chỉ đơn giản là dừng lại ở điều khiển một vài thiết bị trong nhà qua wifi, cao hơn một chút thì cài đặt thời gian biểu bật tắt thiết bị, hay là thiết kế thêm một vài ngữ cảnh đơn giản như: nếu có người thì bật đèn; nếu con công tắc A mở thì con B cũng mở theo.
Nhưng dùng càng lâu chúng ta càng có thêm nhiều nhu cầu, mà tất nhiên thì nếu chỉ dùng sản phẩm của một hãng thì chúng ta khó có thể đáp ứng được bài toán nhu cầu đó của bản thân, từ đó sinh ra phải dùng thêm sản phẩm của hãng khác, phải cài thêm nhiều app của riêng mỗi hãng. Chưa kể đến là nhiều anh em trong chúng ta có nhu cầu chuyên sâu hơn về quản lý thiết bị và thiết lập những ngữ cảnh phức tạp hơn theo mục đích riêng thì cuối cùng “Con đường nào cũng phải dẫn về thành Rome” =)). Chính vì vậy mà chúng ta cần hướng đến Home-Assistant (HASS), là bộ não để kết nối toàn bộ các thiết bị của tất cả các hãng lại với nhau và quản lý tập trung ở đó.
Trở lại vấn đề chính, thì trớ trêu thay, hiện tại HASS lại không hỗ trợ add trực tiếp các thiết bị của Sonoff vào hệ thống của mình, cho nên các “chuyên gia” công nghệ có tâm đã tạo ra bản mod Tasmota cho Sonoff để nó có thể kết nối vào hệ thống HASS. Nhờ đó mà ta có thể kết hợp cảm biến nhiệt độ của Xiaomi để ra lệnh cho công tắc Sonoff hay dùng cảm biến chuyển động của Samsung để kích hoạt công tắc Sonoff qua trung tâm HASS nhờ vào MQTT (cách cấu hình MQTT và add Sonoff vào HASS em sẽ viết ở bài sau, riêng bài này em tập trung vào cách flash firmware).
1. Các thiết bị cần chuẩn bị
Công tắc Sonoff basic
Mạch nạp firmware USB to COM TTL FT232RL, giá 88K (Link mua)
Lưu ý: lúc mua thì các bác mua kèm thêm 1 bộ cáp kết nối Jumper 1 đầu đực – 1 đầu cái nha, cái này để kết nối mạch của công tắc và mạch nạp firmware)
Một sợi cáp Micro Usb (để kết nối mạch FT232 vào máy tính)
Trên mạch con Sonoff có 4 cổng là TX, RX, 3V, GND. Trên mạch con nạp FT232 cũng có các cổng kết nối tương tự.
Các bác kết nối theo cặp như sau:
TX
RX
RX
RX
3V
3V
GND
GND
Đọc có vẻ rối như vậy, nhưng thực tế thì khá đơn giản, các bác xem hình em chụp là sẽ hiểu (Trong hình vì em lúc đặt hàng người ta ship nhầm cho con cáp 2 đầu cái nên phải chế thêm mấy chân kim bằng đồng, nhìn hơi củ chuối, các bác thông cảm).
Đưa công tắc vào chế độ upload firmware bằng cách sau:
Nhấn giữ nút chức năng trên con công tắc đồng thời cắm cáp kết nối từ con FT232 vào máy tính sau đó giữ thêm 3-4 giây thì thả ra. (Nếu là lần đầu thì máy tính sẽ mất khoảng 2-3 phút để update driver.)
Vào phần Computer Management và kiểm tra xem cổng kết nối là cổng COM bao nhiêu.
Chạy file FlashESP8266.exe trong thư mục tải về
Chọn cổng COM phù hợp, và chọn file firmware là Sonoff.bin sau đó nhấn vào nút Flash.
Nếu màn hình chạy như sau thì chứng tỏ flash đã thành công
Sau khi flash xong thì chúng ta dùng điện thoại để kết nối vào wifi của con Sonoff
Khi kết nối thành công, sẽ hiện giao diện để cấu hình wifi cho con Sonoff.
Chúng ta điền tên wifi và password của wifi nhà mình vào sau đó nhấn save.
Sau khi Sonoff kết nối wifi thành công thì chúng ta tắt và bật lại bằng cách rút dây usb.
Chúng ta nên cố định ip của con Sonoff bằng cách vào modem và tìm ip của con công tắc mới flash xong và set ip tĩnh cho nó.
Vậy là đã flash xong cho con Sonoff basic. Cảm ơn các bác đã theo dõi.