Bài Viết Mới Nhất

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2024

Mạch mở máy thuận nghịch 1 pha

Mạch mở máy thuận nghịch 1 pha





Mạch khởi động sao tam giác

 Mạch khởi động sao tam giác



Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

Mạch chuyển nguồn dự phòng cho động cơ khi gặp sự cố nguồn chính

 

Mạch chuyển nguồn dự phòng cho động cơ khi nguồn chính gặp sự cố.




Thứ Ba, 11 tháng 6, 2024

Làm quen với giao diện quản lý Web UI của Proxmox VE

 Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm quen với giao diện quản lý Web UI của Proxmox, dựa theo tài liệu anh Thuận Bùi chia sẽ.

I. Giao diện chính

Truy cập vào giao diện quản lý của Web UI theo địa chỉ dưới đây và đăng nhập bằng tài khoản root

https://<IP-may-chu>:8006Code language: JavaScript (javascript)

Giao diện của Proxmox được chia làm 4 khu vực:

  • Header: nằm ở trên cùng, hiển thị ô tìm kiếm, thông tin tài khoàn và hai nút thao tác quan trọng nhất: Create VM (tạo máy ảo KVM), Create CT (tạo container LXC)
  • Resource Tree: nằm ở ngoài cùng bên trái, hiển thị các đối tượng quản lý để bạn lựa chọn: Datacenter, Proxmox Node, VM, CT, Storage
  • Content Panel: nằm ngay giữa màn hình, hiển thị thông tin chi tiết của từng đối tượng được chọn bên mục Resource Tree
  • Log Panel: nằm ở dưới cùng, ghi lại các hoạt động diễn ra trên hệ thống.

II. Resource Tree

Mục Resource Tree bên trái dùng để lựa chọn các đối tượng quản lý trên Proxmox.

  • Datacenter: Quản lý chung toàn bộ hệ thống, bao gồm nhiều máy chủ Proxmox khác nhau
  • Node: đại diện cho một máy chủ Proxmox
  • Guest: máy ảo VM, container LXC và các mẫu thiết lập sẵn (templates)
  • Storage: đối tượng lưu trữ
  • Pool: nhóm gồm nhiều node để quản lý tập trung.

Bạn có thể bấm chuột phải trên Node hay trên Guest để hiển thị menu bar quản lý cho từng mục

Mặc định mục Resource Treesẽ hiển thị ở chế độ Server View, bạn có thể đổi qua các chế độ hiển thị khác

  • Server View: hiển thị tất cả các đối tượng, chia theo nhóm từng node
  • Folder View: hiển thị tất cả các đối tượng, chia theo nhóm từng loại đối tượng.
  • Storage View: chỉ hiển thị các đối tượng lưu trữ, chia theo nhóm từng node.
  • Pool View: chỉ hiển thị máy ảo và container, chia theo nhóm từng pool.

III. Content Panel

Content Panel là thành phần trung tâm của Proxmox, nơi bạn dành phần lớn thời gian khi truy cập vào Web UI. Bên trong Content Panel được chia làm 2 phần, bên trái là Navigation Menu gồm nhiều mục để chọn còn bên phải sẽ hiển thị thông tin tương ứng

Tuỳ thuộc vào đối tượng bạn chọn bên Resource Tree mà Content Panel sẽ thay đổi theo.

1. Datacenter

Đây là giao diện khi bấm chọn Datacenter bên mục Resource Tree

Bên trong mục Content Tree sẽ hiển thị các thiết lập như sau:

  • Search: tìm kiếm đối tượng trên toàn hệ thống.
  • Summary: tóm tắt thông tin hệ thống và tỉ lệ sử dụng tài nguyên.
  • Notes: dùng để ghi chú
  • Cluster: cung cấp tính năng tạo và tham gia cluster.
  • Ceph: quản lý Ceph
  • Options: xem và quản lý các thiết lập của hệ thống
  • Storage: quản lý các đối tượng lưu trữ.
  • Backup: lên lịch sao lưu cho máy ảo / container trên toàn hệ thống.
  • Replication: xem và quản lý bản sao.
  • Permissions: quản lý tài khoản, nhóm, API token, LDAP,…
  • HA: quản lý tính năng High Availability.
  • ACME: thiết lập chứng chỉ SSL sử dụng ACME (Let’s Encrypt) cho từng node.
  • Firewall: cấu hình tường lửa.
  • Metric Server: cấu hình máy chủ metric server bên ngoài cho Proxmox
  • Support: hiển thị thông tin về gói thuê bao Proxmox (nếu có đăng ký).

2. Node

Mỗi máy chủ cài đặt Proxmox trong hệ thống được gọi là Node.

Bấm vào node proxmox nằm dưới mục Datacenter ở Resource Tree, bạn sẽ thấy các thiết lập bên Content Panel sẽ thay đổi theo.

Trên cùng là các nút quản lý: Reboot, Shutdown, Shell, Bulk Actions và Help

Bên trái là các tuỳ chọn cấu hình cho máy chủ Proxmox

  • Search: tìm kiếm máy ảo, container, pool
  • Summary: tóm tắt thông tin tài nguyên của node.
  • Notes: ghi chú.
  • Shell: truy cập giao diện shell của node.
  • System: quản lý mạng, DNS, Certificates,…
  • Updates: cập nhật phần mềm.
  • Firewall: quản lý tường lửa cho node.
  • Disks: hiển thị thông tin của các đĩa cứng của node.
  • Ceph: quản lý Ceph.
  • Replication: xem và thiết lập bản sao
  • Task History: lịch sử hoạt động.
  • Subscription: đăng ký, quản lý thuê bao.

3. Guests (KVM / LXC)

Các máy ảo KVM / container LXC trên Proxmox được gọi chung dưới cái tên Guests. (máy khách).

Guest sẽ gồm có các mục cấu hình sau trong Content Panel

  • Summary: tóm tắt hoạt động và cấu hình của máy ảo.
  • Notes: ghi chú
  • Console: truy cập vào giao diện quản lý của máy ảo / container
  • Hardware (KVM): cấu hình phần cứng cho máy ảo KVM
  • Resources (LXC): cấu hình tài nguyên hệ thống cho LXC.
  • Network (LXC): cấu hình mạng cho LXC.
  • DNS (LXC): cấu hình thiết lập DNS cho LXC.
  • Options: cấu hình chung cho KVM / LXC.
  • Task History: xem lịch sử hoạt động.
  • Monitor (KVM): kết nối trực tiếp đến các thiết lập KVM process.
  • Backup: tạo bản sao lưu cho máy ảo và phục hồi khi cần.
  • Replication: xem và quản lý các bản sao của máy ảo.
  • Snapshots: tạo và phục hồi bản chụp nhanh của máy ảo.
  • Firewall: cấu hình tường lửa
  • Permissions: quản lý quyền truy cập.
Tóm tắt hoạt động của máy ảo Debian
Truy cập Console của máy ảo Windows 10

4. Storage

Nếu bạn cài đặt Proxmox theo các thiết lập mặc định, Proxmox cấu hình ổ cứng theo chuẩn LVM (Logical Volume Manager) và tự động tạo 2 đối tượng lưu trữ:

  • local: dùng để lưu ISO images (dùng để cài đặt máy ảo KVM), CT Templates (dùng để tạo container LXC), và các bản Backup của máy ảo.
  • local-lvm: dùng để lưu các ổ đĩa cứng của máy ảo KVM và container LXC

Khi chọn đối tượng lưu trữ local, bên phần Content Panel sẽ có thêm các mục:

  • Summary: hiển thị thông tin về lưu trữ: phân loại, mục đích sử dụng và dung lượng còn lại.
  • Backup: quản lý các bản sao lưu của máy ảo / container.
  • ISO Images: quản lý các file ISO dùng để cài đặt máy ảo KVM.
  • CT Templates: quản lý template dùng để thiết lập container LXC
  • Permissions: quản lý quyền truy cập.

Khi chọn đối tượng lưu trữ local-lvm, bên phần Content Panel sẽ có các mục sau:

  • Summary: hiển thị thông tin về lưu trữ: phân loại, mục đích sử dụng và dung lượng còn lại.
  • VM Disks: quản lý ổ đĩa cứng của máy ảo KVM.
  • CT Volumes: quản lý phân vùng dữ liệu của container LXC
  • Permissions: quản lý quyền truy cập.

Tổng quan giao diện sử dụng của Proxmox chỉ có thế. Bài viết kế tiếp mình sẽ hướng dẫn cách tạo máy ảo KVM trên Proxmox.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2024

Hướng dẫn cài đặt máy ảo KVM chạy Windows 10 trên Server Proxmox VE


Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các cài đặt máy ảo Windows 10 trên Proxmox, dựa theo tài liệu anh Thuận Bùi chia sẽ.

Để máy ảo Windows 10 hoạt động với hiệu năng tốt nhất, chúng ta cần phải cài đặt Windows VirtIO Drivers trong quá trình cài đặt Windows. Chi tiết cách thiết lập và cài đặt Windows 10 lên máy ảo, bạn thao tác theo các bước hướng dẫn dưới đây.

 

I. Upload ISO lên Proxmox

Trước khi thiết lập máy ảo, bạn cần phải tải file ISO cài đặt Windows 10 và VirtIO ISO (dùng để cài đặt driver) lên Proxmox.

1. Upload Windows 10 ISO

Truy cập vào trang quản trị Proxmox bấm chọn local bên mục Resource Tree, chọn tiếp ISO Images, sau đó bấm nút Upload.




Chọn file ISO cài đặt Windows 10 trên máy tính, sau đó bấm nút Upload để tải file lên Proxmox. Tuỳ theo tốc độ mạng, thời gian sẽ kéo dài trong khoảng 5-10 phút.

2. Upload VirtIO ISO

Bạn có thể tải trực tiếp VirtIO ISO từ Internet bằng cách bấm vào nút Download from URL, bên cạnh nút Upload. Sau đó nhập vào URL của VirtIO ISO: https://fedorapeople.org/groups/virt/virtio-win/direct-downloads/stable-virtio/virtio-win.iso, bấm Query URL.

Kích thước file là 515.94 MB. Bấm Download để Proxmox tải file về.

Sau khi tải xong file ISO, bạn sẽ thấy chúng xuất hiện trong mục ISO Images.

II. Tạo máy ảo Windows 10

Bấm vào nút Create VM trên Header của Proxmox để bắt đầu quy trình tạo máy ảo.



1. General – Thông tin chung

·         Node: chọn host Proxmox bạn muốn cài đặt máy ảo

·         VM ID: giữ nguyên mặc định hay thay đổi tuỳ thích

·         Name: Windows10

Bấm Next để tiếp tục

2. OS – Hệ điều hành

·         Bấm chọn Use CD/DVD disc image file (iso)

·         Storage: chọn local

·         ISO Images: chọn file ISO Windows đã tải ở bước trước đó

·         Guest OS:

·         Type: Microsoft Windows

·         Version: 10/2016/2019

Bấm Next

3. System – Hệ thống

  • Graphic card: Default
  • SCSI: chọn VirtIO SCSI
  • Qemu Agent: tick chọn

Bấm Next

4. Hard Disk – Ổ đĩa cứng

  • Bus/Device: chọn SCSI
  • Cache: chọn Write back
  • Storage: chọn local-lvm
  • Disk size (GB): 32GB hoặc lớn hơn
  • Discard: tick chọn

Bấm Next để tiếp tục

5. CPU

Tuỳ theo cấu hình máy chủ mà bạn chọn vCPU cho phù hợp, khuyến khích nên chọn 2 Cores trở lên

·         Sockets: 1

·         Cores: 2

·         Type: Default (kvm64)

6. Memory – Bộ nhớ

Chọn ít nhất 4 GB (4096 MB). Mình chọn luôn 8 GB (8192)

7. Network – Mạng

·         Model: chọn VirtIO (paravirtualized)

8. Confim – Xác nhận

Kiểm tra lại thông tin lần cuối và bấm Finish để tạo máy ảo mới.

III. Tạo thêm ổ CD/DVD cho máy ảo

Sau khi tạo xong máy ảo mới, bạn cần truy cập vào phần Hardward để tạo thêm 1 ổ CD/DVD cho nó. Bạn cần 2 ổ CD/DVD vì 1 ổ sẽ dùng cho file ISO cài đặt, cái còn lại sẽ dùng cho VirtIO ISO.

·         Bấm chọn máy ảo Windows10 bên Resource

·         Chọn Hardward

·         Bấm Add

·         Chọn CD/DVD Drive

Trong bảng Create: CD/DVD Drive, thiết lập như sau

·         Bus/Device: chọn IDE và thứ tự 0

·         Chọn Use CD/DVD disc image file (iso)

·         Storage: local

·         ISO image: chọn virtio-win.iso

Bấm Create để tạo ổ CD/DVD Drive mới

IV. Khởi động máy ảo

Chọn máy ảo Windows10, sau đó bấm vào nút Start trong Content Panel để khởi động máy ảo.

Để tiện việc thao tác, mình sẽ mở thêm 1 cửa sổ truy cập bên ngoài bằng cách bấm vào nút Console, chọn noVNC. Trình duyệt sẽ mở thêm 1 cửa sổ hiển thị máy ảo đang boot vào phần cài đặt Windows 10.


V. Cài đặt Windows 10

Thao tác cài đặt Windows 10 trên máy ảo Proxmox rối rắm hơn so với cài đặt Windows 10 trực tiếp lên máy tính nên bạn cần theo dõi để làm cho đúng nhé.

Vào đến mục Which type of installation do you want?, chọn Custom: Install Windows only (advanced)

Bạn sẽ không thấy bất kỳ ổ đĩa cứng nào ở phần chọn ổ cứng cài đặt. Lý do vì Windows không nhận đĩa cứng SCSI thiết lập bởi Proxmox. Bấm vào Load driver

Bấm chọn OK

Chọn Red Hat VirIO SCSI pass-through controller (D:\amd64\w10\vioscsi.inf) và bấm Next

Sau đó tiếp tục các bước cài đặt Windows 10 như bình thường. Sau vài phút, bạn đã có thể truy cập vào giao diện Windows 10 trên máy ảo Proxmox.

VI. Cài đặt Virtio Driver

Bạn cần mở Explorer, truy cập vào ổ đĩa CD Drive của VirtIO ISO, và cài đặt driver bằng cách chạy file virtio-win-gt-x64.msi

Cài đặt VirtIO Win Driver như bao phần mềm khác.

Sau khi cài đặt xong, vào Device Manager sẽ thấy tất cả phần cứng ảo đều đã được Windows nhận diện thành công.

VII. Cài đặt Guest Agent

Truy cập tiếp vào thư mục guest-agent trong CD VirtIO ISO, chạy tiếp file qemu-ga-x86_64 để cài đặt Guest Agent.

Sau khi cài đặt Guest Agent, Proxmox đã có thể liên lạc trực tiếp với máy ảo Windows. Khi bấm vào mục Summary trên Proxmox, bạn sẽ thấy hiển thị thông tin CPU usage, Memory usage cùng địa chỉ IP của máy ảo.

Chúc bạn thực hiện thành công!